Đau bụng kinh: nguyên nhân, cách chữa đau bụng kinh nhanh nhất
Nguyên nhân đau bụng kinh là gì và cách chữa đau bụng kinh dữ dội hay cách làm giảm đau bụng kinh nhanh nhất tức thì như thế nào là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Sau đây, các chuyên gia phòng khám đa khoa uy tín sẽ chia sẻ một số thông tin cơ bản về hiện tượng này để nữ giới cùng tham khảo.
Đau bụng kinh nguyệt là một trong những hiện tượng phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em mà còn là dấu hiệu cho thấy một vài yếu tố bất ổn đang diễn ra trong cơ quan sinh dục của phái đẹp. Chính bởi lý do đó, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bụng kinh là một trong những thông tin quan trọng và cần thiết mà các chị em chớ nên bỏ qua nếu muốn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân thật hiệu quả.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh. Là tình trạng nữ giới bị đau đớn và chuột rút tại vùng bụng dưới. Hiện tượng này có thường xuất hiện trước hoặc trong những ngày nguyệt san của nữ giới.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà chứng đau bụng kinh có thể diễn ra nghiêm trọng với hiện tượng đau đớn dữ dội hoặc chỉ nhẹ nhàng và âm ỉ. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì đau bụng kinh đều là dấu hiệu cho thấy cơ quan sinh sản của nữ giới đang gặp phải những trục trặc. Chính vì vậy, thiết lập các giải pháp điều trị hiện tượng này luôn là ưu tiên số một mà các chị em không thể bỏ qua trong việc chăm sóc sức khỏe.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới
Vị trí tử cung không bình thường
Thông thường, tử cung của nữ giới sẽ ở vị trí trung gian. Đây là vị trí thuận lợi nhất cho các hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể. Ngược lại, nếu vị trí tử cung không bình thường như quá ngả về phía sau hoặc phía trước đều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Vì thế, nữ giới thường có xu hướng bị đau bụng dưới trong thời gian hành kinh.
Dị tật bẩm sinh tại tử cung
Tử cung không bình thường hoặc bị dị tật khiến cho chúng không thể đảm nhiệm tốt chức năng của mình. Đồng thời, quá trình cung ứng máu ở đây cũng diễn ra thất thường khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không ổn định và các chị em dễ đối mặt với tình trạng đau bụng khi có kinh nguyệt.
Các bệnh phụ khoa
Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt ở không ít chị em phụ nữ. Những căn bệnh phụ khoa đó bao gồm lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang tử cung… Khi đó, bệnh nhân thường có xu hướng đau bụng kinh dữ dội kèm theo các hiện tượng bất thường khác trong chu kỳ kinh nguyệt như máu kinh thay đổi tính chất và số lượng, vòng kinh không ổn định…
Tử cung co thắt quá độ
Trong những ngày nguyệt san, cơ thể nữ giới sẽ tiết ra một loại hormone có tên Prostaglandin. Loại hormone này có tác dụng thúc đẩy sự hình thành của các cơn co thắt tại tử cung nhằm đẩy hết nội mạc và mô trong tử cung ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh.
Nếu hàm lượng Prostaglandin quá lớn, tình trạng co thắt tử cung sẽ diễn ra quá mạnh mẽ khiến cho nữ giới cảm thấy đau bụng hoặc chuột rút trong suốt thời gian hành kinh, nhất là những ngày đầu.
Do tâm lý
Tâm lý có tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Theo đó, những chị em thường xuyên căng thẳng, lo âu là đối tượng có nguy cơ mắc phải chứng đau bụng kinh cao hơn gấp nhiều lần so với những người khác. Bên cạnh đó, với những nữ giới quá nhạy cảm với các dấu hiệu của cơ thể thì chỉ khi diễn ra một hiện tượng bất thường nhẹ tại bụng dưới trong những ngày nguyệt san, cũng sẽ tự cảm thấy đau đớn khó chịu hơn bình thường.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể nữ giới không chỉ đảm nhiệm chức năng duy trì các hoạt động của cơ quan sinh dục mà còn có ý nghĩa đối với việc vận hành chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vậy, những chị em bị rối loạn nội tiết tố thường xuyên phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh…
Ống cổ tử cung quá hẹp
Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở nghiêm trọng. Khi đó, tử cung sẽ phải tăng cường co bóp mạnh hơn để có thể đào thải hết máu kinh ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, các chị em thường xuyên phải chịu đựng tình trạng đau bụng kinh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây đau bụng kinh khác mà các chị em không nên bỏ qua như sau: Di truyền, cơ thể bị nhiễm lạnh, phụ nữ thường xuyên vận động mạnh hoặc ngồi quá lâu một chỗ khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.
Triệu chứng đau bụng kinh
Như đã chia sẻ ở trên, dấu hiệu đau bụng kinh ở nữ giới tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người nên không ai giống ai. Tuy nhiên, các chị em sẽ gặp phải những hiện tượng cơ bản như sau:
- Đau âm ỉ tại bụng dưới kèm theo nhức mỏi lưng trong suốt những ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt khiến cho các chị em cảm thấy mệt mỏi và mất tập chung trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
- Tuy nhiên, cũng có không ít chị em bị đau bụng dưới dữ dội. Thậm chí, các cơn đau còn có xu hướng lan tới tận xương mu và bẹn. Không ít chị em do không chịu được áp lực từ các cơn đau đã dẫn tới tình trạng choáng ngất. Khi đó, bệnh nhân cần phải được đưa tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị khẩn cấp.
- Đi kèm với hiện tượng đau bụng kinh là tình trạng đầy hơi, buồn nôn, thậm chí ói mửa và tiêu chảy. Một số chị em còn bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ…
- Ngoài ra, nữ giới thường bị xúc động mạnh như cáu gắt, bực bội hoặc tủi thân. Vì vậy, những người xung quanh nên chủ động quan tâm và có các biện pháp động viên để họ có suy nghĩ tích cực hơn.
Các cách chữa đau bụng kinh nhanh nhất
Vậy làm thế nào để hết đau bụng kinh nhanh nhất hay cách làm giảm đau bụng kinh cấp tốc tức thì như thế nào? Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hà Nội cho biết, có rất nhiều cách chữa đau bụng kinh tức thời. Dưới đây là một số cách giúp giảm đau bụng kinh nguyệt mà các chị em có thể tham khảo.
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Khi bị đau bụng kinh, nữ giới có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà như sau để có thể khắc phục hiện tượng khó chịu đó như sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc này vì có thể dẫn tới phụ thuộc thuốc hoặc các tác dụng phụ khác.
- Chườm ấm bụng dưới bằng chai nước nóng, túi sưởi. Hoặc bạn cũng có thể uống một chút nước gừng ấm, trà gừng để tăng nhiệt độ của cơ thể và giảm các cơn đau bụng kinh.
- Massage nhẹ nhàng tại bụng dưới giúp các các mạch máu được lưu thông. Từ đó, góp phần làm giảm nhẹ sự co thắt đột ngột tại tử cung. Nhờ vậy, tình trạng đau bụng dưới sẽ được cải thiện đáng kể.
- Tập yoga cũng là một trong những cách chữa đau bụng kinh hiệu quả mà nữ giới nên áp dụng. Bởi các bài tập yoga nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời, kích thích quá trình lưu thông máu tự nhiên trong cơ thể và giảm đau bụng kinh.
- Uống nước ngải cứu: Ngải cứu chính là một trong những “cứu tinh” của rất nhiều cô nàng đang bị chứng đau bụng kinh hành hạ. Bởi mỗi khi bị thống kinh, bạn chỉ cần sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch và giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống. Chỉ sau một thời gian ngắn, các cơn đau bụng kinh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Mặc dù các phương pháp chữa trị đau bụng kinh tạm thời đã mang tới hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên trên thực tế, muốn chữa trị dứt điểm tình trạng này thì việc loại bỏ nguyên nhân gây đau bụng kinh mới là vấn đề quan trọng và cần thiết nhất.
Cách trị đau bụng kinh tận gốc
Về cơ bản, nếu không tìm được ra nguyên nhân gây đau bụng kinh thì các phương pháp điều trị đều chỉ mang tính chất tạm thời. Chính bởi lý do đó, khi bị đau bụng kinh, nữ giới nên chủ động tới các cơ sở y tế đang tin cậy để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Sau đó, nữ giới nên tôn trọng sự chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Ngoài ra, hãy thử tham khảo một vài biện pháp xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để góp phần chăm sóc sức khỏe bản thân và ngăn chặn tình trạng tái diễn chứng đau bụng kinh.
Như vậy, với những thông tin cơ bản về đau bụng kinh: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa mà phòng khám Hưng Thịnh Hà Nội cung cấp, hi vọng đã giúp các bạn hiểu rõ về hiện tượng này cũng như các cách thức để giải quyết nhằm ổn định tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ trực tiếp.
Xem thêm:
>> Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
>> Kinh nguyệt ra nhiều có sao không
>> Điều trị tắc vòi trứng ở đâu