Sùi mào gà ở miệng: Triệu chứng, hình ảnh, cách chữa
Bệnh sùi mào gà ở miệng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, hình ảnh và cách chữa sùi mào gà ở miệng như thế nào mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sùi mào gà ở miệng là một trong những trường hợp hiếm gặp của sùi mào gà, bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng miệng do một hoặc một số chủng HPV gây nên. Ngày nay, khi tư tưởng quan hệ tình dục ngày càng thoáng, quan hệ tình dục bằng miệng đang trở thành trào lưu thì bệnh sùi mào gà ở miệng cũng ngày càng gia tăng, bệnh có thể bắt gặp ở cả nam giới và phụ nữ.
Xem thêm:
>> Chi phí chữa bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân gây sùi mào gà ở miệng
Nguyên nhân trực tiếp gây sùi mào gà ở miệng là một hoặc một số chủng virus u nhú ở người (HPV-Human papilloma virus). Theo báo cáo, đây là chủng virus phổ biến, xuất hiện ở 75% những người đã từng có quan hệ tình dục.
Thực ra, không phải người nào bị nhiễm HPV cũng bị bệnh và có biểu hiện bệnh. Ở một số người khỏe mạnh, nhiễm HPV có thể biến mất mà không gây ra bất kì di chứng nào. Nhưng đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm, khoang miệng đang bị tổn thương mà bị tấn công bởi một số chủng có nguy cơ nhất định (cụ thể là HPV16 và HPV18) thì sẽ gây nên sùi mào gà ở miệng.
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng
Do HPV có thể lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa da với da nên các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng bao gồm:
- Lây nhiễm trực tiếp qua quan hệ tình dục bằng miệng: Đây là con đường phổ biến gây sùi mào gà ở miệng do hình thức quan hệ này khó có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn thông thường.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt… mà chứa các dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh có chứa HPV thì cũng có khả năng nhiễm bệnh sùi mào gà.
- Các nguyên nhân khác: Uống rượu và hút thuốc… Uống rượu và hút thuốc không là nguyên nhân trực tiếp gây nên sùi mào gà ở miệng nhưng nó là yếu tố nguy cơ làm suy giảm sức đề kháng của bệnh nhân, gia tăng khả năng mắc bệnh.
Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của bệnh sùi mào gà ở miệng là do lối sống tình dục thoáng, trào lưu quan hệ tình dục bằng miệng "nở rộ". Do đó, bệnh tập trung chủ yếu ở những người thường xuyên có các hoạt động mua, bán dâm, người có quan hệ tình dục với nhiều người hay có xu hướng thích "tình một đêm".
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng
Sau thời gian ủ bệnh từ 1 đến 9 tháng, sùi mào gà ở miệng sẽ có các triệu chứng sau:
- Các mụn sùi nhô lên như những "hạt gạo", màu đỏ hoặc hồng nhạt, mọc riêng lẻ hoặc thành từng đám trông giống như súp lơ hoặc mào gà tập trung ở quanh miệng, môi, lưỡi.
- Các mảng màu đỏ hoặc trắng xuất hiện loang lổ quanh khoang miệng.
- Lưỡi bị tê, rát, đau khi nuốt.
- Sưng hàm, sưng hạch bạch huyết.
Biểu hiện sùi mào gà ở miệng có ngứa không? Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng dễ khiến bệnh nhân nhầm tưởng với bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, nếu như nhiệt miệng chỉ kéo dài sau 2 tuần rồi có thể tự lành thì sùi mào gà lại không thể khỏi nếu không có biện pháp can thiệp triệt để.
Sùi mào gà ở mồm hiếm khi xuất hiện một mình, nó thường đi kèm với các mụn sùi quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Điều này là do quan hệ tình dục bằng miệng thường gắn liền với quan hệ tình dục qua đường sinh dục hoặc hậu môn.
Cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng
Người bị bệnh sùi mào gà ở miệng nếu không chữa trị triệt sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và tâm lý. Về mặt tâm lý, họ trở nên mặc cảm, xa lánh và không dám giao tiếp với mọi người. Về mặt sức khỏe, người bệnh sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm như lở loét và nhiễm trùng khoang miệng, không ăn uống gì được, nguy cơ ung thư vòm họng cũng có thể xảy ra.
Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh nhân khi có triệu chứng sùi mào gà ở miệng cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy nên chữa bệnh sùi mào gà ở đâu tốt?
Sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng việc thăm khám và can thiệp sớm có thể giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho sau này.
Các biện pháp điều trị sùi mào gà ở miệng bao gồm:
- Tiến hành can thiệp ngoại khoa: Phẫu thuật loại bỏ mụn sùi hoặc áp lạnh mụn sùi.
- Ngoài ra, bệnh nhân bị sùi mào gà ở miệng sẽ được bác sĩ tiến hành xét nghiệm ung thư bao gồm ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng… Trong trường hợp tìm thấy các tế bào ung thư, việc loại bỏ mụn sùi sẽ được tiến hành song song với các phương pháp điều trị ung thư như dùng thuốc, hóa trị và xạ trị.
Phòng ngừa sùi mào gà ở miệng, các chuyên gia phòng khám đa khoa uy tín khuyến cáo: Bạn cần hạn chế kiểu "yêu" bằng miệng, đặc biệt không quan hệ bằng miệng khi vùng kín của đối phương xuất hiện mụn nhọt, lở loét. Rửa tay và vệ sinh bộ phận sinh dục thật sạch trước khi tiến hành quan hệ. Quan trọng hơn cả là thực hiện hành vi tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình duy nhất.
Trên đây là một số thông tin đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về bệnh, bạn hãy click vào nút Tư vấn dưới đây để được chuyên gia về bệnh xã hội giải đáp miễn phí.